• TƯ VẤN GIÁO DỤC

    Thầy. Hiếu

    Điện Thoại: 02743 89 49 49

    Hotline: 0842 89 49 49

  • HỖ TRỢ THỦ TỤC

    Thầy Hiếu

    Hotline: 0842 89 49 49

Danh mục:

Phòng bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, trên địa ban thành phố Tam Kỳ đã xuất hiện rất nhiều trường hợp mắc phải bệnh này và tốc độ lây lan của bệnh rất cao. Để nắm rõ hơn về Bệnh đau mắt đỏ, nguyễn nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau:

1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

2. Triệu chứng.
Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.
Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

3. Cách phòng bệnh
Để chủ động phòng bệnh, cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:
  • 1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.
  • 2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
  • 3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.
  • 4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.
  • 5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
  • 6. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Trên đây là những chia sẻ về các dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh đau mắt đỏ của trường mầm non Thánh Gióng, hy vọng sẽ giúp ích được quý phụ huynh trong việc phòng ngừa và phát hiện nếu có dịch bệnh xảy ra.

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của nhà trường là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non đảm bảo chất lượng cao, tạo môi trường giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao cho trẻ; phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh khi gửi con tại trường.

1. Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ:

a. Phát triển thể chất:
- Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.
- Thực hiện được các vận động cơ bản.
- Thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non.
- Có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.

b. Phát triển nhận thức:
- Thích tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Có sự nhạy cảm của các giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác.
- Nhận biết được về bản thân, một số sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi.
- Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan hình ảnh.

c. Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác
- Diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói.
- Có khả năng hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản.

d. Phát triển tình cảm xã hội:
- Mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
- Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm.
- Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp. Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kể chuyện, vẽ, nặn, lắp ghép, xếp hình…
- Thích tự làm một số công việc đơn giản.

2. Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo:

a. Phát triển thể chất:
- Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.
- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
- Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo.
- Có một số thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinhcá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.

b. Phát triển nhận thức:

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý vá ghi nhớ có chủ định. Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hội.

c. Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp.
- Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác.
- Hình thành một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1.

d. Phát triển tình cảm – xã hội:
- Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp.
- Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao.
- Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non và nơi sinh sống.
- Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi.
- Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường.

e. Phát triển thẩm mĩ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ thuật.
- Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc
thơ, kể chuyện, đóng kịch…và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó.

Phòng chống dịch thủy đậu

Thưa tất cả quí phụ huynh! Mỗi khi thời tiết giao mùa là lúc xuất hiện những mầm bệnh mang tính chất lây lan, truyền nhiễm…Hiện nay. Trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đã xuất hiện nhiều dịch bênh như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi,… và đặc biệt là bệnh thủy đậu ( hay còn gọi là trái rạ). Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi. Vậy thì bệnh thủy đậu là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chăm sóc trẻ thủy đậu như thế nào, có thể làm gì để phòng ngừa được căn bệnh đó? Xin mời quí phụ huynh cùng tham khảo thông tin sau đây nhé:

Phòng chống dịch thủy đậu
Phòng chống dịch thủy đậu
1. Bệnh thuỷ đậu là gì?

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền: Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần.Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần.

2. Triệu chứng: 

Về triệu chứng, lúc đầu người bệnh có sốt, thường là sốt nhẹ, trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ; chỉ sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nến đỏ đó. Những mụn bóng nước này thường mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân. Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, nhưng chỉ sau khoảng 1 ngày dịch đó trở nên đục như mủ. Sau 2-3 ngày nữa, các mụn sẽ đóng vẩy. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo. Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, cóthể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc dát đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm. Sự thật thủy đậu không phải là bệnh nhẹ. Vì thủy đậu nói chung, tuy không có vẻ nguy kịch như một số bệnh nặng khác, nhưng cũng đã không ít lần gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, nhất là cho các trẻ nhỏ. Đặc biệt, đối với những trẻ em có làn da nhạy cảm thì sẽ để lại sẹo vĩnh viễn, khó có thể lành lại được.

4. Phòng bệnh:

- Tiêm vắc xin phòng thuỷ đậu .
- Thuỷ đậu lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước,các dụng cụ sinh hoạt do vậy khi có dấu hiệu xuất hiện của bệnh thủy đậu thì phải cách ly ngay, cháu phải nghỉ học để được bố mẹ chăm sóc tại nhà.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Ăn uống đủ chất,uống nhiều nước.

* Bệnh Thuỷ Đậu nguy hiểm không kém gì bệnh sởi, tay chân miệng nên trường Mầm Non Thánh Gióng cũng có những biện pháp phòng thuỷ đậu cho các bé như:
- Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh.
- Vệ sinh phòng học thoáng mát,ngăn nắp,gọn gàng,sạch sẽ.
- Giáo viên thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệh nghi ngờ biến chứng:sốt cao,mụn nước, ửng đỏ xung quanh hay có mủ (nếu có)…
- Tuyên truyền về bệnh “Thuỷ đậu”cho giáo viên và phụ huynh học sinh tại các góc tuyên truyền của trường…

Trên đây là những chia sẽ về dịch bênh Thủy đậu của Trường Mầm non Thánh Gióng, rất mong sẽ giúp ích được quí phụ huynh trong việc phòng ngừa và phát hiện mình nếu có dịch bệnh xảy ra.