• TƯ VẤN GIÁO DỤC

    Thầy. Hiếu

    Điện Thoại: 02743 89 49 49

    Hotline: 0842 89 49 49

  • HỖ TRỢ THỦ TỤC

    Thầy Hiếu

    Hotline: 0842 89 49 49

Danh mục:

Liên hệ chúng tôi

Vì nguyên nhân gì mà trẻ biếng ăn?

Có thể một số người làm cha làm mẹ đang phải đau đầu với câu hỏi “Tại sao con nhà mình lại lười ăn như vậy?”. Bạn hãy tham khảo một vài nguyên nhân dưới đây để có thể tìm ra hướng xử trí với bé nhà mình.


Nguyên nhân bệnh tật


Trước tiên cha mẹ hãy quan sát xem con có mắc phải các bệnh sau không nhé!
Các bệnh truyền nhiễm:

- Truyền nhiễm cấp tính: ví dụ như các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra khiến trẻ chán ăn là nguyên nhân rất thường gặp.

- Truyền nhiễm mãn tính: Ví dụ như bệnh lao, viêm thận, áp-xe,…..

- Bệnh đường tiêu hóa: Đi ngoài, táo bón mãn tính, tiêu hóa không tốt, viêm gan cấp-mãn tính, viêm ruột kích thích….

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt trước bữa ăn.

- Thiếu dinh dưỡng: Thiếu sắt, kẽm….

- Bệnh nội tiết và trao đổi chất: Bệnh gan cấp – mãn tính, bệnh còi xương, suy thận…

- Bệnh tim phổi: Suy tim xung huyết, thiếu oxy mãn tính…

- Tác dụng phụ của các loại thuốc: Thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc chứa morphine…

Nếu qua kiểm tra mà thấy trẻ không bị mắc bất cứ loại bệnh tật nào thì cha mẹ phải tìm hiểu những nguyên nhân khác gây nên bệnh biếng ăn của trẻ.

Như hương vị, màu sắc của thức ăn, hay những thói quen không tốt ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Không nên tạo thói quen ăn vặt cho trẻ nhất là các loại thực phẩm như là socola, kẹo, bánh ngọt… Đặc biệt là không dùng những thực phẩm này trước các bữa ăn, mặc dù không nhiều những cũng khiến trẻ ngang dạ và không muốn ăn cơm.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ

Đồng thời bạn cũng tìm hiểu thêm những nguyên nhân khác nữa.
Thiếu dinh dưỡng

Việc trẻ thiếu vitamin B và kẽm làm giảm chức năng vị giác của trẻ cũng như giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đây cũng là một nguyên nhân rất đáng quan tâm khi bé nhà bạn biếng ăn.
Sinh hoạt không điều độ

Buổi tối trẻ đi ngủ muộn, buổi sáng 8-9 giờ mới dậy, trẻ lỡ mất bữa sáng, bữa trưa lại ăn quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày đang co nhỏ lại bỗng giãn nở đột ngột, làm cho đường tiêu hóa bị rối loạn gây ra chứng biếng ăn ở trẻ. Ngoài ra, việc thiếu các hoạt động ngoài trời, không tập thể dục cũng khiến trẻ biếng ăn, chán ăn.
Nguyên nhân gia đình

Ngoài ra, nếu gia đình bất hòa, cha mẹ hay cãi vã… sẽ khiến tâm trạng của trẻ không tốt cũng sẽ khiến trẻ không muốn ăn.
Yếu tố tâm lý

Trước mỗi kỳ thi, hầu hết các trẻ thường có tâm lý căng thẳng, ngủ không đủ giấc, ăn không ngon, ăn ít. Hoặc khi trẻ bị phê bình, cảm thấy tủi thân, không vui cũng sẽ khiến trẻ không có cảm giác muốn ăn.

6 mẹo hay giúp trẻ hết biếng ăn

Để không còn lo lắng về vấn đề trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể tham khảo những cách sau.

Trẻ biếng ăn là nỗi lo lắng của nhiều ông bố bà mẹ. Để giúp con ăn ngoan, ăn đa dạng các loại thức ăn, phụ huynh có thể tham khảo những mẹo dưới đây:


Chính bố mẹ cũng phải hào hứng với thức ăn

Nếu trong bữa ăn, người bố tỏ vẻ chán nản với đồ ăn hay người mẹ thực hiện chế độ ăn kiêng khác biệt với cả nhà, trẻ sẽ rất dễ học theo. Bạn không thể bắt con mình ăn ngoan, ăn nhiều khi chính mình cũng kết thúc bữa ăn sớm. Vì thế, hãy ăn những món giống của con mình và thể hiện sự thích thú, hào hứng với món ăn.

“Dụ” con cùng vào bếp

Trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu món ăn là ‘tác phẩm’ do chính tay trẻ làm ra. Hãy để con phụ giúp bạn các công việc trong bếp như nhặt rau, khuấy trứng,... Cảm giác được góp phần tạo nên bữa ăn, chịu trách nhiệm cho bữa ăn sẽ kích thích bé nếm thử hơn rất nhiều.

Đặt món mới cạnh món trẻ vốn yêu thích


Bữa ăn vừa có món trẻ vốn thích ăn sẵn, vừa có món mới sẽ giúp trẻ tiếp nhận món mới dễ dàng hơn. Hãy khuyến khích con nếm món mới, nếu không nếm thì chỉ cần chạm, sờ, ngửi và liếm cũng được.

Đừng vội kết luận rằng con không thể ăn được cá, lươn,… hay một món ăn mới nào đó chỉ sau một lần thử nghiệm. Một đứa trẻ có thể phải mất tới 10-15 lần thử mới bắt đầu thích một món ăn mới. (Ảnh minh họa)

Rèn cho con nếp ăn cùng gia đình

Việc cả gia đình ăn cùng nhau không chỉ tạo nên không khí thân mật, ấm cúng mà còn kích thích trẻ dễ ăn hơn. Bố mẹ đừng vì thấy con ăn chậm, “khảnh ăn” mà cho con ăn thành bữa riêng, tách biệt với cả nhà. Điều này càng làm bé ăn kém hiệu quả hơn và không sửa được những tật xấu khi ăn của mình vì xung quanh bé không có người để bé noi gương và bắt chước.

Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có ga trong nhà

Bố mẹ cần hết sức tránh việc chất đầy ắp trong tủ nhà mình các loại đồ ăn vặt như bánh kẹo hay nước ngọt, đặc biệt là lúc gần giờ ăn cơm. Trẻ được ăn thỏa thích các món này sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Ngoài ra, đây là những thực phẩm ăn nhiều không tốt cho răng miệng, chỉ làm trẻ nhanh đầy bụng nhưng nghèo nàn dinh dưỡng.

Đừng vội bỏ cuộc

Đừng vội kết luận rằng con không thể ăn được cá, lươn,… hay một món ăn mới nào đó chỉ sau một lần thử nghiệm. Một đứa trẻ có thể phải mất tới 10-15 lần thử mới bắt đầu thích một món ăn mới. Do đó, nếu thấy con nhăn mặt lắc đầu trước đồ ăn lạ, hãy cứ đặt đĩa thức ăn xuống và thử tiếp ở lần sau. Chỉ trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn, còn không, trẻ em cần được ăn đa dạng các loại thức ăn để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.